Hỏi đáp cho bài viết này
Máy rửa bát không còn xa lạ gì với các gia đình, nhưng liệu chúng ta đã chọn đúng máy rửa bát phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Rất nhiều gia đình vì quá bận rộn nên phải tìm đến máy rửa bát để trợ giúp nhưng máy rửa bát có tiện ích được như chúng ta mong muốn?
Thiết kế đặc thù của các loại máy rửa bát?
Máy rửa nội địa Nhật thiết kế khá đơn giản chủ yếu là thiết kế âm tủ kích thước to nhỏ thì tùy thuộc vào số bộ bát đĩa mà máy rửa được. Một số loại thiết kế dương tủ (để ngoài). Trong máy thường có các kệ sắp xếp như một tủ kệ bát đĩa – có khu vực để bát, để đia, tô, nước chấm, cốc và có khay để dao, dĩa, thìa, đũa. Trong máy thường có hệ thống luồn tia nước và các cánh quạt làm nhiệm vụ phun nước và phun áp lực vào bát ngoài ra còn có thêm chỗ chắn rác để không gây tắc.
Nguyên lí hoạt động của các dòng máy rửa bát Nhật Bản ?
Khi xếp bát đĩa vào và đóng cửa. Bật nút khởi động thì nước sẽ tự động bơm vào khoang máy và đun nóng. Quá trình đun nóng rất nhanh và tùy thuộc vào nhiệt độ nước mà chúng ta cần. Các dòng máy từ các thương hiệu Châu Âu thường đun ở nhiệt độ là 60 độ C, còn các máy từ Nhật nội địa thường đun nóng đến 80 độ C. Ở phần này rất nhiều bác băn khoăn là nước cấp vào là nước nóng hay lạnh. Đấu nước nóng có được hay không? Chúng ta nên đấu nước lạnh nhé máy sẽ tự đun nóng. Và tốt nhất là nước cấp là nước lạnh. Khi nước cấp vào đã được đun nóng theo nhiệt độ tiêu chuẩn thì các cánh quạt bắt đầu bơm áp lực và quay, nước nóng vật mạnh vào bát giúp bát tan mỡ và sạch vết bẩn. Chu trình này lặp đi lặp lại hai lần giúp cho bát sạch hẳn và chuyển sang chế độ sấy khô hoàn toàn. Như vậy thiết kế và cách hoạt động của máy rửa bát rất đơn giản nhưng lại rất hữu ích và đảm bảo an toàn vệ sinh cho bát
Máy rửa bát Nhật có tốn tiền điện và nước?
Cũng tùy từng dung tích máy thì sẽ có mức tiêu thụ điện nước khác nhau. Như các dòng máy rửa bát Châu Âu thường rửa khoảng 9 đến 11 bộ bát đĩa thì mức tiêu thụ nước là khoảng 35L nước cho cả chu trình và thời gian rửa và sấy cũng khoảng 3 tiếng tiêu thụ khoảng 2,7kw cho 1 lần rửa. Còn các dòng máy rửa bát Nhật nội địa thường rửa khoảng 6 đến 8 bộ bát đĩa, cả chu trình rửa tốn khoảng 11L nước ( tiết kiệm hơn rửa tay) và khoảng 0,8kw điện cho cả chu trình.
Rất nhiều ý kiến cho rằng máy rửa bát rửa lâu hơn rửa tay hoặc không thực sự cần thiết?
Bằng những kinh nghiệm tôi xin chia sẻ các ưu điểm mà máy rửa bát đem lại!
- Máy rửa bát Nhật dùng nước nóng với nhiệt độ nước cao nên không cần dùng hóa chất tẩy rửa giúp bát đĩa sạch an toàn và giảm lượng rác ( hạt cứng có trong dầu rửa bát) ra ngoài môi trường
- Máy rửa bát luôn tích hợp thêm các hệ thống sấy nhiệt độ cao cho bát đĩa sạch vết bẩn và sạch vi khuẩn. Kể cả việc rửa bằng tay xong chúng ta dùng khan lau khô cũng không thể sạch như bát được sấy ( tiện ích với gia đình có các em nhỏ sẽ không phải luộc bình sữa và dụng cụ ăn của các con)
- Tiết kiệm nước với máy rửa bát hàng Nhật nội địa và tiết kiệm điện
- Việc xếp bát vào máy rửa bát lúc đầu có hơi lâu nhưng khi quen với cấu trúc của máy rồi thì cực kì nhanh và gọn gàng
NÊN CHỌN MÁY RỬA BÁT NÀO PHÙ HỢP
Máy rửa bát có dung tích rửa 8 – 9 – 11 bộ. Nên tùy thuộc vào số thành viên trong gia đình để chọn máy. Nhưng thông thường với gia đình của Việt Nam thì nên dùng máy khoảng 8 bộ bát địa tức là máy Nhật nội địa
Ưu điểm của máy rửa bát Nhật nội địa: Máy Nhật nội địa có thiết kế khá nhỏ gọn phù hợp với mọi thiết kế nhà – nước phun ở nhiệt độ cao – tiết kiệm điện và nước rất tốt – được chọn rửa và sấy phù hợp
Nhược điểm: Chỉ rửa được các xoong nồi nhỏ không rửa được xoong quá to
Máy Châu Âu có thiết kế to không phù hợp với không gian bếp nhỏ – tốn nước và điện nhiều hơn – không phù hợp với số bộ bát đĩa của gia đình – Nhiệt độ nước rửa thấp hơn
Ưu điểm: Rửa được các nồi cỡ to
Lắp đặt máy rửa bát cũng khá đơn giản chỉ cần 1 đường nước cấp và 1 đường nước thoát như máy giặt nội địa Nhật thông thường
Chúc các bạn tìm được máy rửa bát ưng ý cho gia đình yêu thương của mình – xin cảm ơn!